Chỉ định sử dụng bộ gây tê ngoài màng cứng:
-Gây Tê Ngoài Màng Cứng có lưu catheter/ gây tê khoang xương cùng/ giảm đau trên nhi
bằng phương pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng (vùng thắt lưng, vùng ngực) nhằm giảm đau
nhanh và đáng tin cậy trong suốt phẫu thuật. Nếu cần thiết, có thể kéo dài thời gian gây tê sau
phẫu thuật. Việc gây tê có thể thực hiện bất kỳ lúc nào sau mổ.
Chống chỉ định và hạn chế sử dụng bộ gây tê:
-Sản phẩm chỉ nên được sử dụng bởi những bác sĩ đã được qua đào tạo về kỹ thuật. Chống chỉ
định tuyệt đối khi bệnh nhân từ chối gây tê, giảm thể thể tích tuần hoàn nặng chưa được điều
trị, tăng áp lực nội sọ, nhiễm trùng tại chỗ tiêm và có tiền sử quá mẫn với thuốc gây tê.
Chống chỉ định tương đối bao gồm rối loại đông máu, điều trị bằng thuốc chống đông máu,
bất thường về giải phẫu khu vực cột sống, đau lưng mạn tính, bệnh về thần kinh (ví dụ: tổn
thương thần kinh, bệnh đa dây thần kinh, đa sơ cứng), bệnh tim (không có khả năng tăng
cung lượng tim) và nhiễm khuẩn huyết.
-Vui lòng tham khảo tài liệu y khoa về chống chỉ định tiêu chuẩn của thủ thuật gây tê ngoài
màng cứng liên tục.

Nguy cơ khi sử dụng bộ gây tê ngoài màng cứng:
-Những nguy cơ đã được ghi nhận khi thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng bao gồm hạ
huyết áp, khó thở / ngưng thở, ngưng tim, chậm nhịp tim, hạ thân nhiệt, bí tiểu, tăng độc tính
với thuốc tê tại chỗ, gây tê không đầy đủ, biến chứng thần kinh tạm thời (ví dụ như nhức đầu
sau gây tê (PDPH), dị cảm), các biến chứng thần kinh vĩnh viễn (ví dụ như viêm màng não,
viêm màng nhện / hội chứng chùm đuôi ngựa, viêm tủy ngang hoặc liệt vĩnh viễn do hội
chứng động mạch tủy trước), tụ máu ngoài màng cứng, vô ý đặt vào tĩnh mạch ngoài màng
cứng, nhiễm trùng khoang ngoài màng cứng và / hoặc áp xe, nhiễm trùng tại chỗ (ví dụ tại vị
trí luồn của catheter hoặc dưới da). Những nguy cơ khác đối với gây tê khoang xương cùng
(kỹ thuật được chọn để lưu catheter ngoài màng cứng trên trẻ sơ sinh và bệnh nhi) là đau
lưng, nhiễm khuẩn trong xương kèm theo đau khung xương chậu và thuyên tắc khí tĩnh mạch,
và rất hiếm trường hợp xuất hiện u biểu bì.
-Phải trang bị đầy đủ về nhân lực và trang thiết bị phục vụ cho việc cấp cứu, đặc biệt là hô hấp nhân tạo và hỗ trợ tuần hoàn.
Hướng dẫn sử dụng bộ gây tê:
- Sử dụng kỹ thuật vô trùng
- Không bao giờ rút ngược catheter trong kim Touhy vì có khả năng sẽ làm đứt catheter.
1. Sử dụng những kỹ thuật sau để dò khoang ngoài màng cứng: kỹ thuật Mất Sức Cản, kỹ
thuật Giọt Nước Treo hoặc sử dụng kỹ thuật Bong Bóng Macintosh.
2. Sau khi đã đâm kim và nhận diện được khoang ngoài màng cứng, sử dụng dụng cụ hỗ trợ
luồn catheter (E) và đưa catheter ngoài màng cứng Perifix ® (D) xuyên qua kim và
vào trong khoang ngoài màng cứng để đạt được vị trí mong muốn.
(Catheter được đánh dấu ở đầu kim và ở mỗi 1 hoặc 5 cm. Nơi đầu catheter ra khỏi kim có
vệt đánh dấu rộng.)
3. Kéo ngược kim ra khỏi catheter, luồn thật sâu đầu còn lại của catheter vào connector (C)
cho đến vạch đen. Khóa connector. Conector chỉ hoạt động nếu xuất hiện âm
thanh "click" khi khóa.
a) Mở nắp connector càng rộng càng tốt.
b) Luồn catheter vào đầu connector.
c) Đẩy catheter sâu vào trong connector đến vạch màu đen.
d) Đóng nắp connector bằng cách bóp mạnh đầu nắp đến khi nghe tiếng "click"
e) Sau khi tháo nắp bảo vệ, gắn connector vào Filter Perifix ® (nếu được cung cấp) bằng cách
xoắn (tương tự như Luer Lock).
Nếu cần thiết: Mở lại connector:
Giữ chắc connector giữa hai ngón tay và nhấn đầu connector ở mặt trên xuống. Nắp connector
sẽ bật ra sau tiếng "click".
4. Đuổi khí ra khỏi Filter Perifix ® 0.2 μm (F): nối filter với catheter và tráng bằng 1-2 ml
dung dịch nước muối sinh lý.