Những lưu ý đối với bệnh nhân sau khi được bó bột thạch cao điều trị gãy xương.
Khi bị chấn thương phần mền và có được chuẩn đoán gãy xương, chệch khớp, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy được liệu pháp mà bác sĩ chỉ định đó là phương pháp bó bột, có nhiều vật liệu được sử dụng như bột bó sợi thủy tinh, bột bó thạch cao, các loại bột đều có tính chất tương đối giống nhau về độ bền, chắc chắn trong thờ gian lâu. Với độ kết dính tốt, bột bó thạch cao đang được ưu tiên sử dụng, giúp bệnh nhân giảm thiểu thời gian, dễ dàng sử dụng, mức độ an toàn tuyệt đối, không can thiệp và xâm lấn, giúp người bệnh an tâm trong điều trị.
-
Lưu ý các dấu hiệu về việc chèn ép bột bó
Khi quan sát thấy tình trạng sưng nề ở phần bột bó thạch cao khiến áp lực trong bột bó tăng lên, dẫn tới tình trạng chén ép bột, phá hỏng cấu trúc bột đã được băng bó từ trước
-
Người bệnh có cảm giác đau tăng lên, chi được bó bột chặt lại
-
Đau rát và bỏng nhẹ ở phần da, có thấy tê và buốt
-
Đầu chi bị sưng to dần lên, sự chủ động ở đầu chi bị mất đi

-
Lưu ý sau khi bó bột thạch cao
-
Khoảng thời gian trong vòng 24h-72h sau khi được bó bột, người bệnh sẽ có hiện tượng sưng nề, khiến bột bó chặt lại, người bệnh sẽ thấy khó chịu, chật chội, căng tức ở phần chi được bó bột. Khi không được chủ động nới bột sẽ dẫn tới tình trạng chèn ép, bột bó thạch cao
-
Việc tránh bột bị chèn ép là điều rất quan trọng trong khoảng thời gian sau khi được bó bột, cần kê cao phần chi, sao cho máu được di chuyển về tim cách nhanh chóng và thuận tiện nhất, tự vận động cơ, gồn cơ trong bột, vận động các chi không xung quanh chi đã được bó bột.
-
Trong quá trình trước khi đó, cần có một lớp bông lót bó bột hoặc tất lót bó bột, một lớp đệm để tránh bột tiếp xúc trực tiếp phần da, khi tháo bột dễ bị kích ứng và thậm chí có thể làm tổn thương da
-
Cách chăm sóc bột bó an toàn và hiệu quả
-
Cần giữ cho bột khô và thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước, tránh để bông lót hoặc tất lót dính nước khiến bột có độ ẩm, cấu trúc bột không còn hiệu quả.
-
Giữ cho bột sạch sẽ, lau xung quang phần không được bó bột, trong thời gian đầu, tránh vận động mạnh sẽ khiến bột bị hỏng.
-
Trong quá trình phục hồi, có cảm giác ngứa nhẹ, không được dùng que luồn vào trong để ngãi ngưa, như vậy sẽ khiến da nổi đỏ và gây viên nhiễm
-
Người bệnh không được tự ý cắt hay thao bột tại nhà, khi chưa được có sự cho phép của bác sĩ, cần đến các cơ sở y tế, ở đó có máy cắt bột bó nhanh chóng và an toàn.
-
Thường xuyên để ý tới phần bột bó, khi thấy bột bó lỏng và nứt nẻ, cần tới tái khám để được khắc phục.
Tags:
|